Tim mạch

Nhịp tim nhanh là gì?

Nhịp tim nhanh là gì?

 

Nhịp tim nhanh là một trong những rối loạn nhịp tim phổ biến nhất, cùng với rung nhĩ và nhịp tim chậm. Cùng tìm hiểu về các kiểu nhịp tim nhanh khác nhau để biết cách phát hiện và kiểm soát bệnh.

 

Nhịp tim nhanh là tình trạng tim loạn nhịp bất thường, đập thình thịch hoặc rung gây hồi hộp, đánh trống ngực trong vòng vài giây hoặc vài phút. Tim đập nhanh có thể vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn, nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Tùy thuộc vào thể trạng, giới tính, độ tuổi mà nhịp tim chuẩn ở mỗi người có thể khác nhau. Ở người trưởng thành, khi nghỉ ngơi không vận động, nhịp tim chuẩn sẽ dao động từ 60 – 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp/phút thì đây chính là tình trạng nhịp tim nhanh. Hiện có gần 50 triệu người bị ảnh hưởng bởi rối loạn nhịp tim trên toàn thế giới, điều quan trọng là phải hiểu cách phát hiện những nhịp tim bất thường này và cách kiểm soát chúng.

 

Các dạng nhịp tim nhanh

 

Có một số dạng nhịp tim nhanh và mỗi kiểu được kiểm soát và điều trị khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và theo chỉ định của Bác sĩ. Sau đây là 3 dạng nhịp tim nhanh thông thường:

 

Nhịp nhanh xoang: Nhịp tim vượt quá 100 nhịp/phút được coi là nhịp nhanh xoang. Chúng ta có thể bị nhịp nhanh xoang khi tập thể dục, hoặc khi lo lắng, sợ hãi. Với nhịp tim nhanh xoang, mặc dù nhịp tim nhanh hơn lúc nghỉ ngơi, nhưng điều này  không tạo nên các xung điện khác trong tim.

Nhịp nhanh nhĩ hoặc trên thất (SVT): Nhịp nhanh nhĩ hay được gọi là trên thất (SVT) là một hình thức của nhịp tim nhanh trên thất, có nguồn gốc trong tâm nhĩ nhưng bên ngoài nút xoang. Cả hai rung tâm nhĩ và nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ là loại hình cụ thể của nhịp nhanh nhĩ.

Nhịp nhanh thất: Nhịp nhanh thất là nhịp tim nhanh bắt đầu ở các ngăn dưới của tim, khiến lượng máu không được bơm đầy đủ giữa các cơn co thắt. Điều này gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu cần thiết đủ nuôi cơ thể. Nhịp nhanh thất có thể là hệ quả tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị. Và, cũng có thể do ảnh hưởng của hệ thống dẫn điện của tim, chẳng hạn như lưu lượng máu đến động mạch vành không đủ.

 

Phương pháp phát hiện nhịp tim nhanh 

 

Một số người bị rối loạn nhịp tim nhanh nhưng không hề biết rằng mình mắc bệnh này, vì họ không gặp bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào cả. Tuy nhiên, ở một số người khác lại cảm nhận được tim đập nhanh, bị choáng váng và tức ngực hay mệt mỏi. Nhịp tim nhanh có thể được phát hiện bằng điện tâm đồ (ECG), một xét nghiệm không xâm lấn để đo hoạt động điện của tim. Đo điện tâm đồ có thể thực hiện tại phòng khám Bác sĩ hoặc bệnh viện. Tuy nhiên, với công nghệ tiên tiến ngày nay, chúng ta thậm chí có thể thực hiện điện tâm đồ của mình tại nhà bằng một thiết bị điện tâm đồ cá nhân như KardiaMobile. Thiết bị KardiaMobile cho phép người dùng ghi lại điện tâm đồ cấp y tế chỉ trong vòng 30 giây và gửi ngay đến Bác sĩ xem xét, chẩn đoán từ xa. Khi gặp phải các triệu chứng nhịp tim nhanh hoặc phát hiện nhịp tim nhanh trên KardiaMobile, bạn cần được B​ác sĩ thăm khám để có chế độ theo dõi và chăm sóc phù hợp không chỉ với trái tim mà còn cả lối sống của bạn.

Cách kiểm soát nhịp tim nhanh 

 

Nếu Bác sỹ đã chẩn đoán bạn mắc chứng nhịp tim nhanh, điều quan trọng là bạn cần học cách kiểm soát tình trạng bệnh của mình để giữ cho trái tim khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Trong một số trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời, nhịp nhanh thất có thể dẫn đến các biến chứng tim nghiêm trọng như ngừng tim đột ngột, đột quỵ hoặc suy tim. May mắn thay, có nhiều phác đồ điều trị để giúp bạn kiểm soát nhịp tim nhanh, bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật hoặc theo dõi định kỳ. Sử dụng thiết bị điện tâm đồ cá nhân tại nhà có thể giúp bạn theo dõi định kỳ nhịp tim nhanh hoặc các rối loạn nhịp tim khác. KardiaMobile và KardiaMobile 6L của AliveCor cho phép bạn thực hiện đo điện tâm đồ tại nhà ngay khi bạn cảm thấy có triệu chứng bất thường và cung cấp đầu đủ dữ liệu để chia sẻ với Bác sĩ hoặc thành viên trong gia đình của bạn nhằm mang lại sự an tâm về bảo vệ sức khoẻ. Theo thông lệ, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến ​​Bác sĩ để được hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và kiểm soát bất kỳ loại bệnh tim nào.

 

Cách phòng ngừa

 

Để ngăn ngừa các bệnh tim nghiêm trọng bao gồm chứng nhịp tim nhanh, cách tốt nhất là điều chỉnh thói quen sinh hoạt và lối sống của bản thân. Những thay đổi này bao gồm:

      Bỏ thuốc lá 

      Hình thành và duy trì thói quen tập thể dục

      Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng hơn 

      Kiểm soát huyết áp 

      Giảm căng thẳng 

      Sử dụng thuốc đúng toa của Bác sĩ

 

Lược dịch từ nguồn: https://www.kardia.com/blog/tachycardia